20 lỗi kế toán thường gặp nhưng bị phạt nặng theo Nghị định 41

Sai sót trong quá trình làm việc là điều không ai mong muốn, nhưng có thể bạn chưa biết, 20 lỗi kế toán thường gặp dưới đây của kế toán tuy nhỏ nhưng hình phạt theo Nghị định 41 thì lại không hề nhỏ chút nào.

Nghị định 41/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 12 tháng 3 năm 2018 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Trong đó, mức phạt nặng nhất dành cho kế toán lên tới 50 triệu đồng.

1. In sổ kế toán không có ngày, tháng, không ký, không đánh số trang, không giáp lai. Mức phạt 1 – 2 triệu đồng.

2. Không lập Báo cáo kiểm kê hoặc báo cáo kiểm kê tài sản không có đầy đủ chữ ký. Mức phạt 1 – 2 triệu đồng.

3. Tẩy xóa chứng từ kế toán, ký chứng từ bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký. Mức phạt 3 – 5 triệu đồng.

4. Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung theo quy định. Mức phạt 3 – 5 triệu đồng.

5. Không cung cấp đầy đủ tài liệu cho đoàn kiểm tra. Mức phạt 3 – 5 triệu đồng.

6. Chữ ký không thống nhất. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

7. Chứng từ không đầy đủ chữ ký theo quy định. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

8. Hư hỏng, mất mát chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

9. Hạch toán sai tài khoản kế toán. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

10. Lập BCTC không đủ nội dung, không đúng biểu mẫu. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

11. BCTC không có chữ ký của người lập, KTT, giám đốc. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

12. Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

13. Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, hư hỏng, mất mát trong thời hạn lưu trữ. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

14. Không bổ nhiệm lại KTT theo thời hạn quy định, thay đổi nhưng không thông báo. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

15. Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt. Mức phạt 5 – 10 triệu đồng.

16. Áp dụng sai chế độ kế toán, chữ viết, chữ số, đơn vị tiền tệ. Mức phạt 10 – 20 triệu đồng.

17. Không lập chứng từ kế toán khi có nghiệp vụ phát sinh. Mức phạt 20 – 30 triệu đồng.

18. Chi tiền khi chứng từ chưa có ký duyệt của người có thẩm quyền . Mức phạt 20 – 30 triệu đồng.

19. Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán Mức phạt 20 – 30 triệu đồng.

20. Không nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mức phạt 40 – 50 triệu đồng.

-Hết-

Chắc bạn sẽ quan tâm

ĐỌC ĐỂ TRÁNH – Các lỗi thường mắc & mức phạt liên quan đến BCTC kế toán

IFRS là gì? Chuẩn mực báo cáo IFRS và kiến thức cần biết!

Sự Ảnh Hưởng Của IFRS Đối Với Báo Cáo Tài Chính

TIPS – Kinh nghiệm đọc & hiểu báo cáo tài chính nhanh trong 1 phút

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *