Thách thức đối với việc chuyển đổi IFRS

Hiện các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS (Chuẩn mực kế toán quốc tế) vào công tác lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC).

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính

Việc áp dụng IFRS làm tăng tính minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả cho các thị trường tài chính trên toàn thế giới. Đồng thời, IFRS cũng vun đắp lòng tin, sự tăng trưởng và sự ổn định tài chính dài lâu trong nền kinh tế toàn cầu.

Trong 10 năm gần đây, IFRS đã được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới và đang Và tại Việt Nam, các doanh nghiệp doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS vào công tác lập và trình bày BCTC.

Theo bà Phạm Thị Cẩm Tú, Phó Tổng giám đốc Bộ phận Kiểm toán Khối Doanh nghiệp, Công ty EY Việt Nam cho rằng, việc chuyển đổi báo cáo từ hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Bởi, áp dụng IFRS tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung, hội nhập quốc tế và giảm chi phí chuyển đổi BCTC. Bên cạnh đó, áp dụng IFRS trong lập BCTC còn giúp nâng cao chất lượng quản trị và thông tin, giúp hoạt động doanh nghiệp hiệu quả hơn, đồng thời phản ánh hợp lý hơn giá trị của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động của thị trường vốn, khơi thông dòng vốn FDI.

Thách thức đối với việc chuyển đổi IFRS - ảnh 1

Tuy nhiên, khi triển khai IFRS tại Việt Nam, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo bà Cẩm Tú, các thách thức đối với việc chuyển đổi IFRS là từ vấn đề hoàn thiện khung pháp lý của cơ quan nhà nước, và hệ thống thông tin tài chính, quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

Xem thêm: Review khóa học chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS – IFRS

Bên cạnh đó, hệ thống chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế IFRS tương đối phức tạp và khó hiểu. Đồng thời với tiếng Anh là ngôn ngữ chính trong báo cáo tài chính dẫn đến thách thức đội ngũ kế toán về khả năng đọc hiểu và áp dụng, cũng như yêu cầu hiểu sâu về hoạt động doanh nghiệp, …

Nắm bắt được khó khăn còn tồn đọng khi triển khai IFRS của doanh nghiệp, bà Lê Thị Tuyết Nhung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán cho biết, Bộ Tài chính đang phối hợp với các bên liên quan hoàn thiện dịch bộ chuẩn mực một cách chính thống, từ đó sẽ có một bộ hệ thống chuẩn mực dịch nguyên bản theo quốc tế, được công bố áp dụng và đảm bảo tính pháp lý để các doanh nghiệp áp dụng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng phối hợp với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ICAEW để đào tạo cho các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, nhất là với nhóm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn tự nguyện từ năm 2022.

Hiện, Bộ Tài chính đang khảo sát thực trạng tại các doanh nghiệp và xây dựng một quy trình chuyển đổi có tính chất mẫu để đưa ra một khuôn mẫu cho các doanh nghiệp tham khảo.

Còn theo bà Lê Minh Thủy, Trưởng bộ phận Tài chính và Quản trị rủi ro, Công ty TNHH Quản lý Quỹ Eastspring Investments (EastSpring Việt Nam): “Trước mắt, phía doanh nghiệp cần liên tục cập nhật sự thay đổi của IFRS và lộ trình áp dụng tại Việt Nam, tham gia các khóa tập huấn của các cơ quan nhà nước (Bộ Tài chính, UBCKNN) và các công ty tư vấn”.

Để chuẩn bị áp dụng IFRS thành công về lâu dài, theo bà Thủy, các cơ sở đào tạo và các Hội nghề nghiệp Việt Nam cần cập nhật chương trình giảng dạy để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu mới của thị trường.

Theo: enternews.vn

 

 

 

 

 

, ,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *