Xét đoán nghề nghiệp đối với kiểm toán viên khi doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS

Xét đoán nghề nghiệp đối với kiểm toán viên khi doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS

Nguồn: Internet 

Khi báo cáo tài chính của khách thể kiểm toán được lập và trình bày theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) phát sinh nhiều tình huống buộc kiểm toán viên phải xét đoán nghề nghiệp.

Theo đó, việc xét đoán có vai trò rất quan trọng đối với kiểm toán viên trong điều kiện doanh nghiệp khách hàng áp dụng IAS/IFRS trong lập và trình bày báo cáo tài chính. Bài viết phân tích các trường hợp cần xét đoán nghề nghiệp khi báo cáo tài chính được lập và trình bày theo IAS/IFRS cũng như khảo sát nhận thức về tầm quan trọng xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam – VSA 200, kiểm toán viên phải thực hiện xét đoán chuyên môn và luôn duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm toán. Theo đó, xét đoán chuyên môn hay xét đoán nghề nghiệp được hiểu là việc ứng dụng kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình học tập, lao động thực tiễn cùng với việc áp dụng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp thực hiện các quyết định và hành động thích hợp của cá nhân kiểm toán viên trong các tình huống cụ thể.

Các trường hợp cần xét đoán nghề nghiệp

Khi báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN) được lập và trình bày theo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS/IFRS) tính linh hoạt trong ghi nhận các sự kiện và giao dịch cũng như trình bày thông tin các khoản mục trên BCTC khá cao. Việc lựa chọn chính sách kế toán và các ước tính kế toán được thực hiện với mục tiêu trình bày thông tin hữu ích và phù hợp cho người dùng, phù hợp với từng hoạt động cụ thể của DN được phát huy tối đa. Điều này sẽ dẫn đến những thách thức nhất định trong xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Bởi trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu kiểm toán viên phải đưa ra kết luận về tính trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của các thông tin được lập và trình bày trên BCTC. Sau đây là một số trường hợp minh họa cho sự cần thiết phải áp dụng sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Đo lường kế toán

Sự xét đoán nghề nghiệp được áp dụng trong bối cảnh Chuẩn mực BCTC quốc tế sử dụng các thuật ngữ giá trị trong đo lường giá trị của một khoản mục kế toán khá đa dạng như: giá gốc, giá trị thay thế, giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị hợp lý… tùy thuộc vào bản chất của sự kiện, giao dịch, thời điểm phát sinh, thời điểm đo lường mà giá trị đo lường các giá trị đầu vào, đầu ra, giá trị hàng tồn sẽ có điểm khác biệt.

Một trong những vấn đề phức tạp nhất liên quan đến đo lường kế toán là việc lựa chọn cơ sở đo lường cho các khoản mục của BCTC. Trong kế toán, các cơ sở đo lường có thể được áp dụng bao gồm: chi phí lịch sử, chi phí hiện tại, giá trị có thể thực hiện được, giá trị hiện tại, giá trị hợp lý. Do vậy, khi DN lựa chọn cơ sở đo lường phù hợp với từng khoản mục của BCTC, yêu cầu kiểm toán viên khi kiểm tra phải áp dụng sự xét đoán nghề nghiệp nhằm đánh giá những lợi thế và bất lợi của từng cơ sở đo lường được DN lựa chọn nhằm thu thập bằng chứng kiểm chứng thích hợp.

Xét đoán nghề nghiệp đối với kiểm toán viên khi doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS - Ảnh 1

Kế toán khấu hao tài sản

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *