Một “deadline” quan trọng của ngân hàng Việt đang tới gần

Hiện có rất ít ngân hàng ở Việt Nam công bố đã hoàn thành Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), trong khi “deadline” cho giai đoạn tự nguyện sẽ kết thúc năm 2025.

Trong bối cảnh kế toán được xem như là một “ngôn ngữ” kinh doanh toàn cầu thì việc đưa ra và áp dụng các chuẩn mực kế toán chung được coi là một biện pháp vô cùng có ý nghĩa, giúp các cơ quan quản lý, chủ sở hữu, nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có công cụ để đánh giá và so sánh thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung để có thể đưa ra các quyết định kinh tế một cách phù hợp.

Đây cũng chính là lý do mà IFRS – International Financial Reporting Standards ra đời. IFRS là là các chuẩn mực kế toán do Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành, nhằm đảm bảo cho báo cáo tài chính doanh nghiệp được minh bạch, nhất quán và có thể so sánh được trên toàn cầu.

Hiện, IFRS 9 là phiên bản cập nhật mới nhất, được ban hành thay cho chuẩn mực cũ là IAS 39 từ năm 2014 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.

Trên thực tế, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực đều đã áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS toàn phần hoặc một phần như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Malaysia,… tạo ra một sân chơi minh bạch, thu hút và khuyến khích được các dòng vốn đầu tư toàn cầu.

Tháng 3/2020, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam, với lộ trình áp dụng IFRS dự kiến gồm 3 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn chuẩn bị được tiến hành từ năm 2020 đến hết năm 2021; Giai đoạn áp dụng tự nguyện từ năm 2022 đến hết năm 2025 và từ sau năm 2025 là giai đoạn bắt buộc áp dụng.

Chiếu theo lộ trình trên, các ngân hàng trong hệ thống sẽ chỉ còn hơn 2 năm nữa để hoàn thành giai đoạn áp dụng tự nguyện và bắt đầu triển khai bắt buộc.

Có thể nói, IFRS vẫn là một bộ chuẩn mực tương đối xa lạ đối với các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng.

Nhiều thách thức phía trước

Việc lên lộ trình áp dụng IFRS một cách chi tiết được đánh giá là một bước đi quan trọng, cần thiết của cơ quan quản lý trong việc đưa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng tiến gần hơn tới các chuẩn mực quốc tế, đồng thời, phát triển bền vững, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh.

Đối với hệ thống ngân hàng, đây là chuẩn mực xương sống, có ảnh hưởng trọng yếu tới số liệu tài chính vì khoảng 80% bảng cân đối kế toán của các ngân hàng được hình thành bởi các công cụ tài chính.

,

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *